Khu thắng cảnh núi tuyết Kiệu Tử nằm ở huyện Lộc Quan và Đông Xuyên, thành phố Côn Minh. Toàn bộ ngọn núi có bán kính hơn 100 dặm, điểm cao nhất là 4223 mét. Đây là đỉnh cao nhất ở khu vực Côn Minh.
Núi tuyết Kiệu Tử dốc và một trong những đỉnh của ngọn núi nhìn từ xa giống như chiếc kiệu nên được gọi là Núi tuyết Kiệu Tử. Sự chênh lệch độ cao tương đối của toàn bộ ngọn núi là hơn 3.000 mét, cộng với địa hình độc đáo, tạo thành 3 đới khí hậu khác nhau: vùng nhiệt đới, vùng ôn đới và vùng cực. Nhiệt độ giảm dần theo chiều dọc từ chân lên đỉnh núi.
Toàn bộ đỉnh núi phủ đầy tuyết vào mùa đông. Từ tháng 11 đến giữa tháng 4 năm sau, núi tuyết Kiệu Tử được bao phủ bởi tuyết và các cảnh quan như hồ băng, thác băng, sương mù và cánh đồng tuyết làm tăng thêm nét hùng vĩ cho phong cảnh nơi đây. Đến núi tuyết Kiệu Tử bạn có thể ngắm cảnh, trượt tuyết, chụp hình, săn mây và tham gia nhiều hoạt động thú vị khác.
1. Đi núi Tuyết Kiệu Tử, Côn Minh, Trung Quốc thời gian nào.
Chắc chắn sẽ có nhiều người nghĩ rằng “đã gọi là núi tuyết thì chắc chắn phải đi mùa đông chứ còn mùa nào nữa?”, nhưng thực tế núi tuyết Kiệu Tử có cảnh sắc đẹp vào những thời điểm khác trong năm mà bạn không ngờ tới:
-
- Tháng 11 đến tháng 3 năm sau: Đây là thời điểm lý tưởng nhất để ngắm trọn cảnh sắc mùa đông của núi tuyết Kiệu Tử. Vào những tháng này, nhiệt độ xuống thấp và tuyết rơi nhiều, phủ đầy cả ngọn núi, tạo thành một xứ sở thần thiên diệu kỳ.
- Tháng 4: Những cánh rừng phủ đầy sắc hoa đỗ quyên, tạo nên một cảnh sắc ngoạn mục, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chụp hình và leo núi.
- Tháng 5 – 7: Mùa hè là thời điểm vạn vật sinh sôi và trưởng thành đấy sống động. Những con thác nước chảy ầm ầm, những đồng cỏ xanh mướt, hồ trên núi trong veo. Thời điểm này trên núi nhiệt độ mát mẻ, thu hút nhiều khách du lịch tới leo núi, tận hưởng không khí dễ chịu, thoát khỏi sự ngột ngạt của thành thị.
Tất nhiên, mùa đông vẫn là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch núi tuyết Kiệu Tử. Vì cảnh sắc mùa đông ở đây đặc sắc và nổi bât nhất trong khu vực. Và đi tham quan núi tuyết Kiệu Tử vào thời điểm này, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động giải trí thú vị như trượt tuyết, ngồi cáp treo ngắm núi tuyết từ trên cao, khám phá biển mây bồng bềnh.
2. Di chuyển tới núi tuyết Kiệu Tử như thế nào?
Núi tuyết Kiệu Tử cách trung tâm thành phố Côn Minh 185 km và mất khoảng hơn 3 giờ đi ô tô. Vào giữa mùa đông, tuyết sẽ phủ trắng ngọn núi. Lớp tuyết tuỳ từng khu vực có độ dày từ 0,5 mét đến 2 mét. Từ khoảng tháng 12, những đỉnh núi biến thành con rồng bạc khổng lồ, hồ trên núi trở thành dòng sông băng trong vắt, cây cối, hoa cỏ đều phủ đầy tuyết trắng, biến ngọn núi trở thành một thế giới phủ đầy bạc, với sương mù và băng giá, biển mây cộng hưởng vang vọng.
Việc di chuyển tới núi tuyết Kiệu Tử cũng mất khá nhiều thời gian. Đầu tiên các bạn sẽ phải di chuyển từ trung tâm thành phố Côn Minh tới khu vực chân núi tuyết. Đoạn đường này sẽ mất khoảng hơn 3 tiếng di chuyển.
Đến cổng khu thắng cảnh núi tuyết Kiệu Tử thì sẽ mua vé, sau đó ngồi cáp treo đến ga cáp treo Tứ Phương Cảnh ở độ cao 3.170.5 mét. Đây là chặng cáp treo đầu tiên lên núi tuyết Kiệu Tử. Từ điểm này, các bạn sẽ bắt xe đưa đón đến khu vực Hạ Bình Tử, tới ga cáp treo Bình Tử Hạ ở độ cao 3.547 mét đi cáp treo đến Khu thắng cảnh Đại Hắc Tinh ở độ cao 3.850 mét. Sau đó đi tuyến đường bộ lên núi và chinh phục đỉnh núi ở độ cao 4223 mét. Tức là bạn sẽ phải di chuyển bằng đường núi thêm gần 400 mét.
Mặc dù đoạn đường 400 mét không quá dài, tuy nhiên cung đường bộ này sẽ khá vất vả vì có những đoạn dốc đứng, đặc biệt đi vào những ngày tuyết rơi đầy sẽ khá nguy hiểm vì trơn trượt. Mặc dù khu thắng cảnh đã xây dựng tuyến đường bộ leo núi với các đường lát ván, thang bộ với lan can để đảm bảo du khách có lộ trình dễ dàng và an toàn nhất.
3. Hướng dẫn di chuyển đi núi tuyết Kiệu Tử từ TP. Côn Minh
-
- Xe buýt du lịch núi tuyết Kiệu Tử từ Côn Minh: Côn Minh ra khỏi Đường vành đai thứ ba Đường hầm làng Cương Đầu (hoặc Cầu vượt Vương Gia Kiều) – Sa Lãng – Xưởng Khẩu – Thảng Điện Trấn – Chuyển Long – Khu thắng cảnh núi Kiệu Tử. Tuyến đường chiếm thời gian di chuyển 2,5 giờ với tổng chiều dài 151 km
- Xe khách du lịch của khu thắng cảnh: Khu danh lam thắng cảnh được trang bị 20 xe buýt du lịch sang trọng cao cấp Thân Long. Du khách có thể bắt xe buýt đưa đón từ Trung tâm Dịch vụ Du lịch Tứ Phương Ảnh đến khu vực ngắm cảnh của núi tuyết Kiệu Tử. Khoảng cách từ Tứ Phương Ảnh đến khu danh lam thắng cảnh cốt lõi là 7 km. Chỉ có xe buýt đưa đón mới được phép di chuyển trong khu danh lam thắng cảnh và các phương tiện bên ngoài đều bị cấm. Vé: 30 nhân dân tệ/người/ khứ hồi
4. Thời gian tham quan núi tuyết Kiệu Tử.
Trên núi tuyết Kiệu Tử ngoài trải nghiệm ngồi cáp treo, ngắm tuyết và chụp ảnh với tuyết thì cũng có một số điểm check in nổi tiếng được đề xuất như Hoa Khê, thác Phi Lai, thác Liên Hoa, vách đá Lão Ưng Chuỷ, Lý Ngư Bội, Thiên Trì, đài quan sát Nguyệt Lượng Nham, cột mốc 4223m,… Và tuỳ vào nhu cầu chinh phục núi tuyết của bạn mà hành trình có thể kéo dài từ 1 tới 6 tiếng.
Dưới đây là thời lượng cho mỗi lựa chọn khác nhau dựa trên gợi ý của du khách nội địa Trung Quốc. Lưu ý rằng thời lượng chương trình chỉ tính từ đèo Tân Sơn ngay ga cáp treo gần cổng vào khu thắng cảnh.
-
- Chuyến đi kéo dài 1 tiếng: Từ đèo Tân Sơn đi cáp treo lớn đến Tứ Phương Cảnh – đi xe buýt đưa đón đến Hạ Bình Tử – đi cáp treo (hoặc đi bộ từ vách đá Hảo Hán) – Ga cáp treo Đại Hắc Tinh – Hoa Khê – Thác Phi Lai – quay lại ga Đại Hắc Tinh – Đi bộ về vách đá Hảo Hán (hoặc đi cáp treo) – Hạ Bình Tử – Đi xe đưa đón về Tứ Phương Cảnh – Đi cáp treo lớn về gần cổng khu thắng cảnh – Trở về
- Chuyến đi kéo dài 2 tiếng: Từ đèo Tân Sơn đi cáp treo lớn đến Tứ Phương Cảnh – đi xe buýt đưa đón đến Hạ Bình Tử – đi cáp treo (hoặc đi bộ từ vách đá Hảo Hán) – Ga cáp treo Đại Hắc Tinh – Hoa Khê – Thác Phi Lai – Đài quan sát Nguyệt Lượng Nham – quay lại ga Đại Hắc Tinh – Đi bộ về vách đá Hảo Hán (hoặc đi cáp treo) – Hạ Bình Tử – Đi xe đưa đón đến Tứ Phương Cảnh – Đi cáp treo lớn về gần cổng khu thắng cảnh – Trở về
- Chuyến đi kéo dài 3 tiếng: Từ đèo Tân Sơn đi cáp treo lớn đến Tứ Phương Cảnh – đi xe buýt đưa đón đến Hạ Bình Tử – đi cáp treo (hoặc đi bộ từ vách đá Hảo Hán) – Ga cáp treo Đại Hắc Tinh – Hoa Khê – Thác Phi Lai – Đài quan sát Nguyệt Lượng Nham – Hồ Thần (hồ Tinh Quái) – Điền Thần – Quay lại Đài quan sát Nguyệt Lượng Nham – ga Đại Hắc Tinh – Đi bộ về vách đá Hảo Hán (hoặc đi cáp treo) – Hạ Bình Tử – Đi xe đưa đón về Tứ Phương Cảnh – Đi cáp treo lớn về gần cổng khu thắng cảnh – Trở về
- Chuyến đi kéo dài 4 tiếng: Từ đèo Tân Sơn đi cáp treo lớn đến Tứ Phương Cảnh – đi xe buýt đưa đón đến Hạ Bình Tử – đi cáp treo (hoặc đi bộ từ vách đá Hảo Hán) – Ga cáp treo Đại Hắc Tinh – Hoa Khê – Thác Phi Lai – Đài quan sát Nguyệt Lượng Nham – Hồ Thần (hồ Tinh Quái) – Điền Thần – Kiệu Liêm – Đỉnh Kiệu (mốc 4223m) – Quay lại Kiệu Liêm – Đài quan sát Nguyệt Lượng Nham – ga Đại Hắc Tinh – Đi bộ về vách đá Hảo Hán (hoặc đi cáp treo) – Hạ Bình Tử – Đi xe đưa đón về Tứ Phương Cảnh – Đi cáp treo lớn về gần cổng khu thắng cảnh – Trở về
- Chuyến đi kéo dài 5 tiếng: Từ đèo Tân Sơn đi cáp treo lớn đến Tứ Phương Cảnh – đi xe buýt đưa đón đến Hạ Bình Tử – đi cáp treo (hoặc đi bộ từ vách đá Hảo Hán) – Ga cáp treo Đại Hắc Tinh – Đài quan sát Nguyệt Lượng Nham – Hồ Thần (hồ Tinh Quái) – Điền Thần – Mộc Bang Hải – Thiên Trì – Miếu Thần – Nhất Tuyến Thiên – Hoa Khê – quay lại ga Đại Hắc Tinh – Đi bộ về vách đá Hảo Hán (hoặc đi cáp treo) – Hạ Bình Tử – Đi xe đưa đón về Tứ Phương Cảnh – Đi cáp treo lớn về gần cổng khu thắng cảnh – Trở về
- Chuyến đi kéo dài 6 tiếng: Từ đèo Tân Sơn đi cáp treo lớn đến Tứ Phương Cảnh – đi xe buýt đưa đón đến Hạ Bình Tử – đi cáp treo (hoặc đi bộ từ vách đá Hảo Hán) – Ga cáp treo Đại Hắc Tinh – Đài quan sát Nguyệt Lượng Nham – Hồ Thần (hồ Tinh Quái) – Điền Thần – Kiệu Liêm – Đỉnh Kiệu (mốc 4223m) – Mộc Bang Hải – Thiên Trì – Miếu Thần – Nhất Tuyến Thiên – Hoa Khê – quay lại ga Đại Hắc Tinh – Đi bộ về vách đá Hảo Hán (hoặc đi cáp treo) – Hạ Bình Tử – Đi xe đưa đón về Tứ Phương Cảnh – Đi cáp treo lớn về gần cổng khu thắng cảnh – Trở về.
Thời gian dành cho lịch trình tham quan núi tuyết Kiệu Tử trên chỉ áp dụng với những người có thể lực tốt, biết đường, chủ động di chuyển theo lộ trình, không dành nhiều thời gian nghỉ ngắm cảnh và chụp hình. Với các đoàn du lịch đông hoặc đi theo nhóm, thời gian có thể kéo dài hơn 1.5 – 2 lần, thậm chí lâu hơn tuỳ vào nhu cầu tham quan, di chuyển của từng nhóm.
5. Các điểm tham quan chính của núi tuyết Kiệu Tử
-
- Hồ trên núi: Khu thắng cảnh núi tuyết Kiệu Tử nằm ở độ cao 3.800 đến 4.100 mét. Có rất nhiều vùng trũng băng, một số trong đó tích tụ nước quanh năm và trở thành hồ trên núi cao, còn được gọi là Thiên Trì. Ba hồ nổi tiếng là Tuyết Sơn Thiên Trì, Mộc Bang Hải, Tinh Quái Đàm. Do hồ nằm ở vị trí cao trên núi nên khí hậu ở khu vực không ổn định. Nước Thiên Trì trong xanh, hồ và núi bổ sung cho nhau tạo nên vẻ đẹp yên tĩnh.
- Thác băng: Trên núi tuyết Kiệu Tử ở độ cao từ 2.500 đến 4.000 mét có nhiều thác nước với nhiều hình dạng khác nhau. Có những thác nước sở hữu độ cao từ hàng chục đến hàng trăm mét, vào mùa hè, những thác nước này được bao phủ bởi màn bạc và mây mù. Vào mùa đông lạnh giá, thác bị “đóng băng” từ trên đỉnh xuống dưới chân, tạo thành thác băng, giống như một tác phẩm điêu khắc khổng lồ bằng đá cẩm thạch trắng với hình dạng độc đáo.
- Khe nước Hoa Tây: Hoa Tây là khe nước nằm trong nhóm thác núi cao, dài hơn 800 mét, rộng từ 6 đến 10 mét. Vào mùa hè, rừng đỗ quyên nguyên thủy rậm rạp nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước chảy giữa những tảng đá hoang hoải. Vào mùa thu đông, dòng nước đóng băng tạo thành một vành đai băng trắng khổng lồ. Đây là một trong những điểm tham quan vô cùng nổi bật của núi tuyết Kiệu Tử.
- Khu rừng nguyên sinh trên núi Kiệu Tử: Khu thắng cảnh núi tuyết Kiệu Tử bảo tồn 15.000 mẫu rừng thứ sinh nguyên sinh gồm những cây linh sam nhọn và rừng đỗ quyên nguyên sinh, phần lớn là những cây cổ thụ còn sót lại từ Kỷ băng hà. Đây là nơi có hệ sinh thái rừng được bảo tồn tương đối tốt ở miền trung Vân Nam. Vào mùa đông, những khu rừng được phủ một bức màn tuyết trắng, là nơi du khách tới chụp hình và ngắm cảnh, quay video nổi tiếng trên mạng xã hội.
- Phật Quang: Phật Quang là một hiện tượng quang học thường xuất hiện trên núi cao. Một quầng sáng rực rỡ xuất hiện trên các đám mây. Quầng sáng bảy màu bên ngoài màu đỏ và bên trong tạo thành hình bán nguyệt và bao bọc ngọn núi, được gọi Phật Quang. Phật Quang trên núi tuyết Kiệu Tử rất đẹp và có nhiều người tin rằng nếu được nhìn thấy Phật Quang sẽ gặp may mắn, chính vì vậy có nhiều người đổ xô lên núi để ngắm hiện tượng thần kỳ này. Du khách thường có thể nhìn thấy Phật Quang từ 14 đến 17h vào những ngày nhiều mây và nắng. Đây sẽ là điểm đến đặc biệt trong chuyến du lịch Côn Minh của bạn đấy!
- Biển mây: Khu thắng cảnh núi Kiệu Tử có độ ẩm cao, thường bị mây và sương mù bao quanh ở những khu vực có độ cao trên 3.000 mét. Đôi khi mây xuất hiện trên sườn núi, núi xanh ẩn hiện trong biển mây bồng bềnh. Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, các luồng không khí di chuyển nhanh chóng, dày đặc giống như một dòng lũ hàng ngàn con ngựa phi nước đại, và hội tụ mạnh mẽ thành một biển mây rộng lớn, ngoạn mục.
- Trượt tuyết ở núi tuyết Kiệu Tử: Ngoài tham quan và ngắm cảnh thì một trong những lý do thu hút đông đảo du khách tới Kiệu Tử Sơn là khu trượt tuyết mới khai trương cách đây không lâu. Vào mùa đông, lượng tuyết dày và mịn trên núi kết hợp với địa hình dốc thoải, rất thích hợp cho các môn thể thao mùa đông như trượt tuyết. Đến núi tuyết Kiệu Tử, du khách có thể đặt phòng khách sạn Kiệu Tử Sơn kết hợp vé tham quan và gói trượt tuyết để tận hưởng trọn niềm vui trên núi tuyết.
6. Những lưu ý khi tham quan núi tuyết Kiệu Tử
-
- Trang phục: Nếu bạn đi tham quan núi tuyết Kiệu Tử vào mùa đông, đặc biệt là vào những tháng có tuyết rơi thì nên chuẩn bị áo ấm. Đặc biệt nên mang các loại áo giữ nhiệt, áo phao đại hàn, khăn len, mũ len, tất dày, giày đi tuyết, túi giữ nhiệt,… và kính đi tuyết nếu cần. Với những ai có nhu cầu trượt tuyết thì nên mang đồ chuyên dụng để chủ động thay đồ khi chơi trượt tuyết.
- Vé tham quan núi tuyết Kiệu Tử: Vé vào cửa, vé cáp treo và phí xe buýt đưa đón đến Núi tuyết Kiệu Tử tổng cộng hơn 300 nhân dân tệ. Hơn nữa, có rất nhiều hoạt động giải trí đang chờ bạn khám phá trong khu danh lam thắng cảnh như trượt tuyết, check in tuyết, v.v.
- Lưu trú: Sau chuyến tham quan, bạn có thể chọn lưu trú tại khách sạn Kiệu Tử Sơn. Phòng rộng rãi, sáng sủa và đầy đủ tiện nghi giúp chuyến đi của bạn thoải mái hơn.
- Leo núi: Thông thường với các tour tham quan núi tuyết Kiệu Tử, du khách sẽ đi cáp treo kết hợp đi bộ trên những con đường lát gỗ trên núi để ngắm cảnh. Mặc dù quảng đường đi bộ trên núi không quá dài nhưng cũng khá mệt và không khí trên núi sẽ hơi loãng nên không phù hợp với những người có bệnh về hen suyễn hoặc hô hấp, người lớn tuổi có vấn đề về xương khớp.
- Lựa chọn Tour núi tuyết Kiệu Tử, Côn Minh: Nếu bạn muốn ngắm tuyết nhưng đã chán Hàn – Nhật thì có thể cân nhắc tour Núi tuyết Kiệu Tử để có một trải nghiệm đúng chất thiên đường tuyết rơi với cảnh quan độc đáo, dịch vụ chất lượng nhé.
Tóm lại, đến Núi Tuyết Kiệu Tử bạn sẽ cảm nhận được hơi thở của vẻ đẹp huyền ảo và sự hòa quyện giữa khung cảnh thiên nhiên và giá trị nhân văn. Ngọn núi này là một trong những ngọn núi đẹp nhất ở miền nam Trung Quốc và là nơi bạn có thể ngắm nhìn và thực sự cảm nhận được sự kỳ diệu của tự nhiên. Cho dù bạn đến đây để leo núi hay du lịch và giải trí, Núi tuyết Kiệu Tử chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt nhất của bạn trong mùa đông này và trong Tour du lịch Tết Âm Lịch 2025 này.